Truyện Thơ phỏng theo Truyện Ngụ Ngôn của Jean de La Fontaine
Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Một bộ phim nói về cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La Fontaine – le défi). Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác. Có lẽ vì vậy ông không được vua Louis XIX của Pháp ưa thích. La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683. Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật bới tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp[cần dẫn nguồn]. La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột, … Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống. Nhà thơ kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà thơ ngụ ngôn trước ông như Edốv (Hy Lạp), Brabiux (Syria), Phedro (La Mã) và sáng tạo nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng[cần dẫn nguồn]. La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc.
Truyện Thơ phỏng theo Truyện Ngụ Ngôn của Jean de La Fontaine
Jean de La Fontaine (1626- 1695) là một thi sĩ trứ-danh của Pháp-quốc, qua đời đúng 300 năm*. Khắp thế-giới đều hoan-nghênh các bài ngụ ngôn do ông sáng-tác, thực-tế, giản-dị và hữu -ích, được phổ-biến sâu rộng và dịch ra nhiều sinh-ngữ.
Thường lệ, ngụ-ngôn dùng để dạy dổ các thiếu-nhi. Nhưng, với tác phẩm của La Fontaine, người lớn tuổi xem lạị càng thấy thấm thía, xuyên qua những kinh-nghiệm sống của mỗi độc-giả. Người dân Việt chúng ta ở thế-kỷ hai mười và đã cắp sách đến trường, không ai quên những bài ngụ-ngôn dí dỏm và rất quen thuộc của La Fontaine, in sâu trong tâm trí, như “Con Quạ với Con Chồn, Cô Bán Sữa với cái bình sữa, Con Ve và Con Kiến, Người Làm Ruộng với mấy đứa con…”
Nhưng , đó chỉ là một số thật ít, bên cạnh hãy còn mấy trăm bài chưa được dịch, hoặc chưa được phổ-biến. Nay, chúng tôi mạo muội phỏng dịch thêm một số ngụ-ngôn cùng tác-giả ấy. Mỗi bài kèm theo một bình-luận ngắn, giúp trẻ em dễ lãnh hội phần luân-lý quan trọng.
Rất mong những bản dịch này đánh thức tánh hiếu kỳ sẵn có của thiếu nhi và giúp các em thích đọc và học tiếng Việt hơn nữa.
Dịch-giả: Ô.Bà
Thẻ:
Bài tiếp theo