Truyện cổ tích: Sự tích trầu cau

bởi Linh Giang. Th5. 04, 2023 0
Chia sẻ Tweet Pin it

SỰ TÍCH TRẦU CAU

Sự tích trầu cau là truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng có từ thời các vua Hùng, giải thích mĩ tục ăn trầu, đồng thời ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình anh em thắm thiết trong gia đình.

Bài viết này gồm 3 phần: 

Phần 1 – Truyện tranh Sự tích trầu cau; 

Phần 2 – Kể chuyện Sự tích trầu cau. 

Phần 3 – Tóm tắt nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích Sự tích trầu cau.

Mời các bạn đón xem.

Phần 1: Truyện tranh Sự tích trầu cau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Phần 2: Kể chuyện Sự tích trầu cau

 

Ngày xưa có Tân và Lang là hai anh em ruột, dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ “Cao”.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai quyến luyến nhau không rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng cố xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh.Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân không âu yếm em như trước nữa. Lang nghĩ anh “mê vợ quên ta” trong lòng chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy, lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.

 

Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.

Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi: -“Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?”. Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: – “Trời ơi! Máu!”. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

– Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Thể hiện rõ tình cảm thắm thiết giữa những người thân trong gia đình.

Phần 3:  Sự tích trầu cau – Tóm tắt nội dung và ý nghĩa.
 
a. Tóm tắt nội dung: 

 

Ngày xưa có Tân Ngày xưa, có hai anh em ruột Tân và Lang, họ giống nhau như đúc. Cha của họ vì cao to nên được vua Hùng triệu về và đặt họ là “Cao”. Cha mất khi cả hai anh em còn nhỏ. 

Tân được gửi gặm cho một đạo sĩ họ Lưu. Lang cũng muốn học với Tân và được chấp nhận. Tân và cô con gái của đạo sĩ Lưu yêu nhau rồi cưới. Sau khi Tân lấy vợ, Tân và Lang có mâu thuẫn, Lang cảm thấy bị “mê vợ quên ta”. Một hiểu lầm xảy ra khi Tân nổi cơn ghen và Lang bỏ nhà ra đi. 

Lang đến bờ sông, cảm thấy bất hạnh và khóc.Lang cuối cùng hóa thành đá. Tân hối hận khi không giữ được em và lên đường tìm kiếm. Tân thấy em đã hóa đá và chết. Tiếc thương em, Tân sau đó tự hóa thành cây. Vợ Tân không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Cô cũng hóa thành cây bên cạnh chồng. Vợ chồng Đạo sĩ đến tìm và xây miếu thờ cho 3 người. 

Cây của Tân và Lang có lá và quả có vị chua ngon gọi là cây trầu cau. Vua Hùng phát hiện và xác nhận đó là cây linh thiêng. Từ đó, việc ăn trầu trở thành tục lệ thể hiện tình cảm gia đình. Tình yêu của Tân và Lang được coi là nồng nàn thắm đỏ. Từ đó, việc ăn trầu cau trở thành biểu tượng của tình cảm thắm thiết trong gia đình Việt .

 

 

b. Ý nghĩa truyện Sự tích trầu cau

 

Sự tích trầu cau mang ý nghĩa rất sâu sắc và giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Đầu tiên, câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về tình anh em ruột, tình yêu thương và sự quan tâm đến nhau trong gia đình. Tân và Lang là hai anh em ruột, họ yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Điều này cho thấy tình anh em ruột là tình cảm rất đáng quý và nên được trân trọng. 

Thứ hai, sự tích trầu cau cũng nhấn mạnh đến tình yêu và sự hi sinh. Tân và cô gái họ Lưu đã gặp gỡ và yêu nhau. Cô gái khi tìm chồng đã đau buồn đến mức chết bên chồng hóa thành dây leo. 

Cuối cùng, sự tích trầu cau cũng nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết và sự tha thứ. Dù có xảy ra bất đồng hay tranh cãi, chúng ta nên luôn giữ tình đoàn kết và sẵn sàng tha thứ cho nhau. Lang đã rời nhà và không muốn trở lại sau khi xảy ra mâu thuẫn với Tân, tuy nhiên, cuối cùng anh cũng đã quay trở lại và hai anh em đã hòa giải với nhau. 

 

 

 


    Đừng bỏ lỡ một câu chuyện

    Theo dõi bản tin email của chúng tôi:

    Đừng lo lắng, chúng tôi ghét thư rác nhiều như bạn

    Bài viết liên quan

    Sự tích bộ lông nhím
    Cổ tích Việt Nam

    Sự tích bộ lông nhím

    bởi Giang Linh. Th12. 20, 2024 0
    Truyện cổ tích: Sứ giả thông minh
    Cổ tích Việt Nam

    Truyện cổ tích: Sứ giả thông minh

    bởi Giang Linh. Th12. 12, 2024 0
    Truyện cổ tích: Câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
    Cổ tích Việt Nam

    Truyện cổ tích: Câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

    bởi Giang Linh. Th12. 04, 2024 0

    Để lại bình luận